Tin mới đăng:


Liên hệ mua tamplate : 0975 225 132 - Mail : tungsan.info@yahoo.com.vn ( Mr: VIỆT )

Hàng chục ngàn người đang di tản để tránh siêu bão

Bắt đầu từ 12h trưa 9/11, chính quyền các tỉnh miền Trung khẩn cấp di tản hàng chục ngàn người dân đến nơi an toàn để trú siêu bão Hải Yến sắp đổ bộ. Đây là cuộc sơ tán dân vì bão lũ lớn nhất trong vòng 10 năm qua.

12h hôm nay (9/11) chính quyền Tại Đà Nẵng đã tiến hành cuộc sơn tán dân lớn nhất trong lịch sử bão lụt 10 năm qua.

Theo đó, có gần 20.000 hộ dân với gần 74.000 nhân khẩu của Đà Nẵng phải sơ tán đến nơi an toàn.

“Các địa phương, quân đội sẽ kiên quyết sơ tán, thậm chí cưỡng chế đối với ngư dân, tuyệt đối không cho người ở lại trên các phương tiện tàu thuyền trên sông, biển, bè lồng nuôi cá”, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, nhấn mạnh.

Một em bé sơ sinh di tản cùng mẹ.


Người dân tới một căn nhà vững chắc tại P.Hòa Hiệp Nam, Q.Liên Chiểu để trú bão.

Lực lượng quân đội đang chữa vết thương cho em bé.
Quảng Nam: Xe buýt đưa hàng chục nghìn dân đi trú bão

Chiều nay (9/11), lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam đã tiến hành di dời khẩn cấp hàng chục nghìn dân sống dọc ven biển huyện Núi Thành và TP.Tam Kỳ. Trong ảnh: Từng đoàn người dân xã ven biển xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ từ nhà văn hóa thôn tiến ra đường lên xe buýt để di dời lên Trường ĐH Quảng Nam.


 Những cụ già xã Tam Thanh chờ xe buýt từ Tam Kỳ đến chở lên Trường ĐH Quảng Nam trú bão. Sự lo lắng hiện rõ trên nét mặt người dân.

Khoảng 7.000 dân toàn xã Tam Thanh đã được di dời lên TP.Tam Kỳ.


Lực lượng dân quân xã Tam Thanh bồng giúp một trẻ em cho một phụ nữ chuyển lên xe buýt.

Tại xã Tam Thanh, ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam và ông Nguyễn Văn Lúa, Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ đã trực tiếp xuống chỉ đạo công tác di dời dân và thăm hỏi, động viên, đặc biệt là các cụ già, mẹ liệt sĩ

Chuyến xe buýt đầu tiên chở dân Tam Thanh lên Tam Kỳ.


Sáng 9/11, UBND TP.Hội An (Quảng Nam) đã họp chỉ đạo toàn thể tập trung phòng chống bão số 14. Tại cuộc họp, ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND TP, chỉ đạo các ban ngành và 13 xã phường dự trữ lương thực, nước uống… cho người dân. Ngành Y tế chuẩn bị cơ số thuốc và nhân lực để sẵn sàng cấp cứu. Trong ảnh: Người dân TP.Hội An được đưa đến nơi an toàn để tránh bão.

Theo báo cáo của các địa phương trong TP.Hội An, đến nay có trên 2.000 ngôi nhà không bảo đảm an toàn/7.000 người cần phải sơ tán tại chỗ tới các nhà kiên cố. Riêng 3 xã ven biển là Cẩm An, Cửa Đại và xã đảo Cù Lao Chàm, đề phòng sóng biển dâng cao kết hợp với triều cường, đã sơ tán gần 10.000 người. Ông Giảng cũng lưu ý các địa phương không chỉ tập trung sơ tán nhân dân, mà còn phải tìm địa điểm thích hợp để di dời trâu bò, heo, tài sản.

Đến 12h trưa nay, lực lượng Bộ đội Biên phòng Cù Lao Chàm, Cửa Đại và xã Cẩm Thanh đã hướng dẫn neo đậu cho gần 500 tàu thuyền tại âu thuyền Cù Lao Chàm và rừng dừa nước Cẩm Thanh.

Để bảo đảm cho việc di dời nhân nhân, TP.Hội An điều động 30 phương tiện để chở người dân đến nơi an toàn. Các địa phương và 10 khách sạn ven biển triển khai cấp bách công tác di dời người dân cùng du khách.

Thông tin bão 14 sắp đổ bộ đất liền, ngay trong sáng qua, người dân Hội An đổ xô đi mua các loại bao tải cát, dây thừng, đèn gió và mì tôm để chống bão. Do lượng cầu quá nhiều khiến cho các mặt hàng trên bị “cháy”.

Mẹ con mang theo chiếu để trải xuống nền nhà ngủ.
Nghệ An, Hà Tĩnh: Di dời hơn 50.000 dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Trong sáng 9/11, ông Trần Minh Kỳ, Trưởng ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Hà Tĩnh đã có lệnh hỏa tốc đến 6 huyện, thành phố ven biển gồm Lộc Hà, Nghi Xuân, Kỳ Anh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, TP.Hà Tĩnh, huy động phương tiện, tổ chức lực lượng di dời 14.280 hộ (50.240 người dân) khỏi vùng nguy hiểm trước 17h cùng ngày.

Trong các địa phương, Kỳ Anh là huyện có lượng dân di dời nhiều nhất với gần 4.500 hộ, Lộc Hà 3.650 hộ, Nghi Xuân hơn 2.000 hộ… Các lực lượng công an, quân đội, bộ đội biên phòng cũng được huy động nhằm hỗ trợ di dời dân và đảm bảo an ninh trật tự.

Người dân Hà Tĩnh di dời tránh bão.

Tại Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công điện khẩn gửi ban, ngành các cấp và toàn thể nhân dân trong tỉnh tập trung cao nhất, chủ động đối phó với bão Haiyan.

Ngay trong sáng 9/11, ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đến thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu chỉ đạo công tác ứng phó với siêu bão Haiyan. Tại cánh đồng xã Quỳnh Dị, chứng kiến cảnh bà con nông dân đang hối hả làm vụ Đông, ông Đinh Viết Hồng đề nghị chính quyền thị xã Hoàng Mai khẩn trương vận động bà con tạm dừng sản xuất để tránh bão và hạn chế các thiệt hại về người, tài sản.

Ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, kiểm tra việc ứng phó với cơn bão Haiyan tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu.
Tại Lạch Cờn, phường Quỳnh Phương, các tàu thuyền đang trên đường về âu trú bão. Ông Nguyễn Văn Châu, Chủ tịch UBND phường, cho biết vấn đề đáng lo ngại nhất của phường là còn 4 tàu cá công suất lớn không thể liên lạc được. Hiện nay cả gia đình và địa phương không biết họ đang đánh cá ở khu vực nào.

Quảng Ngãi: Học sinh, giáo viên tham gia chèn chống nhà cửa

Vào sáng ngày 9/11, cùng với các địa phương ven biển khác trong tỉnh Quảng Ngãi, huyện Đức Phổ đã bắt đầu triển khai chống siêu bão Haiyan. Ngay từ sáng sớm, cùng với giáo viên, nhiều học sinh trường THCS Phổ Châu, xã Phổ Châu được huy động đến để chèn chống, cột các cửa lớp học.

Ngư dân Lý Sơn đưa tàu thuyền lên bờ.
Ông Lê Văn Mùi, Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ, cho biết: "Ngoài cho di dời trước những hộ dân nằm trong vùng đặc biệt nguy hiểm, gần các cửa biển... chúng tôi cũng đã lựa chọn những công trình có tính an toàn cao, như các trường học kiên cố, công sở để chuẩn bị nơi trú ẩn cho người dân khi cần thiết. Ước tính, tổng số hộ cần di dời khoảng 920 hộ/40.200 khẩu".

Tương tự tại thôn An Cường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, các vị trí được chọn làm nơi tránh trú bão cho người dân cũng đã được sắp sếp để đưa dân đến ở tạm. Đặc biệt tại huyện đảo Lý Sơn, một trong những nơi đầu tiên sẽ bị siêu bão tấn công thì công tác di dời dân và phòng chống được triển khai khẩn cấp hơn.

Xúc cát bỏ vào bao...

Gấp rút chèn chống nhà.

Qua điện thoại, ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: "Địa phương đã huy động lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, cùng cán bộ và nhân viên xuống dân để giúp chèn chống nhà cửa. Riêng đối với tàu thuyền, hiện đã vào nơi neo đậu tại vũng neo đậu tàu thuyền xã An Hải và một số nơi khác. Còn công tác di dời thì đang được triển khai, với số lượng khoảng 10.000 người. Dự kiến đến đầu giờ chiều sẽ hoàn thành". 

Dù gần như năm nào cũng bị thiệt hại do mưa bão và lũ lụt, thế nhưng chưa bao giờ thấy người dân Quảng Ngãi lo sợ như lần này. Ngay tại TP.Quảng Ngãi nhiều gia đình đã lo chèn chống nhà cửa từ sáng sớm.

Vẫn không ngơi tay cùng với người thân tất bật xúc cát vào bao để chèn mái tôn của gia đình, anh Vũ Tin, ở P.Nghĩa Lộ, không khỏi lo lắng: "Nghe dự báo về sức mạnh và sự tàn phá của siêu bão Haiyan như vậy, gia đình tôi rất lo. Có lẻ tối nay sẽ cho vợ con vào tạm ở nhà bà con cho an toàn".

Người dân Quảng Ngãi xây hầm bằng bê tông để trú bão.

Chị Võ Thị Ngọc Hải, lễ tân ở một khách sạn tại TP.Quảng Ngãi cho biết: "Đến thời điểm này, đã nhận được 10 gia đình gọi đăng ký vào khách sạn ở trong đêm nay". Còn tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, nơi nằm ngay cửa biển, anh Lê Văn Tùng, cho biết: "Dù nhà đã có xây hầm tránh bão chắc chắn, thế nhưng trước cảnh báo cùng với gió giật trên cấp 17, có thể sóng cao hàng chục mét, vì vậy nên cả gia đình không dám vào trú, mà sẽ di dời vào sâu phía trong hơn".
Theo kênh14



Quảng cáo tại đây
Sâu Ciu Blog