Đã nhiều năm nay, người dân xã Phượng Tiến (Định Hóa – Thái Nguyên) truyền tai nhau câu chuyện về những chiếc quan tài trong “hang ma” trên đỉnh núi cao thuộc địa phận xã Phượng Tiến. Không ít người dân không dám đến gần ngọn núi vì sợ làm kinh động đến những linh hồn đã khuất từ lâu chọn núi rừng làm nơi yên nghỉ.
Để biết thực hư câu chuyện, phóng viên đã tìm đến tận nơi và được một người dân tên Nam được dẫn đường khám phá “hang ma”. Để xuống được “hang ma” thám hiểm, mục sở thị chiếc quan tài khoét bằng thân gỗ đặt trong ngách núi và những hiện vật cổ… phải là những người cứng vía.
“Hang ma” là một hang đá lớn nằm ở độ cao gần 600m so với thunglũng Ba Tổng dưới chân núi. Từ dưới nhìn lên không thấy cửa hang bởi tán lá rừng che phủ. Đường lên hang vô cùng hiểm trở, nhiều chỗ dốc gần như dựng đứng, không có lối mòn, có chỗ phải đi vòng vèo tránh những vách đá dựng đứng.
Cửa “hang ma” hình vòm nhỏ quay về hướng đông chếch nam. Từ cửa hang đi sâu vào trong khoảng 10m, nền hang bỗng tụt xuống như chiếc giếng lớn với độ sâu gần 20m.
Lối vào “hang ma”.
Những phiến đá trong “hang ma” có hình dáng rất đặc biệt.
Được sự hướng dẫn của ông Nam, chúng tôi mới có thể vượt qua được lối xuống dốc thẳng đứng.
Có một lối xuống hang không cần dùng dây, có thể dùng tay bám mà ít người có thể biết được. Lối xuống này được ông Nam phát hiện sau một lần xuống hang truy tìm khỉ đầu bạc chạy trốn khi bị thương.
Trong “hang ma” rất tối, mọi người vào đây phải mang theo đèn pin, hoặc đốt lửa.
Quan tài khoét bằng thân gỗ đặt trong ngách núi đã có niên đại từ rất lâu.
Chiếc quan tài được đặt trên vách đá.
Ba chữ Hán cổ trên vách đá có thể là những dấu tích lịch sử về quan tài cổ.
Chiếc bát cổ ở dưới quan tài, ở đáy bát có chữ Phúc.
Những viên đá có hình dạng giống kim cương được phát hiện dưới “hang ma”.
Niềm vui của mọi người sau chuyến thám hiểm “hang ma” thành công.
(BTT)